Vượt qua Khủng hoảng thương hiệu bằng cách kể chuyện
  • icon Tác giả - OLAF Studio
Thẻ:, , , ,

Tại sao thương hiệu phải thừa nhận những khủng hoảng? Có lẽ bạn cũng đã nghe nhiều những câu chuyện về khủng hoảng thương hiệu. Hay nói một cách khác thì: Doanh nghiệp của bạn sẽ luôn luôn phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông bất kỳ lúc nào. Bởi vì chúng sẽ luôn […]

Tại sao thương hiệu phải thừa nhận những khủng hoảng?

Có lẽ bạn cũng đã nghe nhiều những câu chuyện về khủng hoảng thương hiệu. Hay nói một cách khác thì: Doanh nghiệp của bạn sẽ luôn luôn phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông bất kỳ lúc nào. Bởi vì chúng sẽ luôn đến một cách bất ngờ.

Ví dụ lớn nhất gần đây thì có Aroma Resort chẳng ai nghĩ rằng chỉ một clip Review đơn giản mà bão tố có thể ập đến nhanh như vậy. Nó mang theo hệ lụy cho không chỉ cá nhân doanh nghiệp đó mà một số những doanh nghiệp trùng tên cũng có thể bị vạ lây bởi cơn bão truyền thông mạnh mẽ từ phía cộng đồng mạng và những người tiêu dùng trong những ngay qua.

Việc lãng tránh vấn đề (sự khủng hoảng) hoặc những lời bào chữa sẽ làm cho khách hàng khó chịu và sẽ tạo nên những phản ứng dữ dội hơn.

Do đó, khi có sự Khủng hoảng truyền thông hoặc Khủng hoảng của Thương Hiệu, chúng ta cần làm, đó là thừa nhận trách nhiệm và giải thích với khách hàng những gì đang diễn ra.

Việc lãng tránh vấn đề (sự khủng hoảng) hoặc những lời bào chữa sẽ làm cho khách hàng khó chịu và sẽ tạo nên những phản ứng dữ dội hơn.

Những vấn đề không thường xuyên như vậy, là một phần của việc kinh doanh. Do đó, chúng ta nên giành thời gian để viết một câu chuyện về Sự Khủng hoảng.

Tôi nên kể câu chuyện khủng hoảng như thế nào?

Trong thế giới Internet ngày nay, truyền thông xã hội có sự gắn kết mạnh mẽ và chúng ta không thể che dấu đi sự Khủng hoảng hoặc Khủng hoảng truyền thông. Nhưng với việc kể lại Câu chuyện của bạn một cách thuyết phục, sẽ giúp xoay chuyển tình hình về Khủng hoảng đang xảy ra.

Lúc có vấn đề xảy ra, bạn cần đối diện và nói về Vấn đề của bạn một cách Trung Thực và đặc biệt, mà không có lời bào chữa nào.

Nếu doanh nghiệp bỏ qua những gì mà khách hàng và công chúng biết về sự thật, bạn có thể xem là Không Trung Thực. Điều này có thể làm cho vấn đề trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đồng thời, cũng ảnh hưởng đến việc Xây dựng thương hiệu và sản phẩm của bạn đến với Khách hàng mục tiêu.

Điều này, sẽ giảm sự tổn thất đến Thương Hiệu của doanh nghiệp và sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu dài hơn.

Lúc bạn chọn nói về Khủng hoảng một cách thông minh và trách nhiệm, bạn có thể dễ dàng vượt qua những Khủng hoảng này. Điều này, sẽ giảm sự tổn thất đến Thương Hiệu của doanh nghiệp và sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu dài hơn.

Làm cách nào để biết tôi đã vượt qua khủng hoảng?

Việc nói về Vấn đề và sai lầm của bạn không có nghĩa là Doanh nghiệp của bạn đã khủng hoảng. Thay vì đó, định nghĩa Khủng hoảng là một sự cố không mong muốn. Nó không phải là sự kết thúc của câu chuyện, đó là một phần cần được thừa nhận.

  • Bước đầu tiên, kể lại câu chuyện bằng những từ ngữ được lựa chọn Cẩn Thận: đối diện thẳng thắn, không giải thích.
  • Vấn đề ảnh hưởng đến khách hàng, nhưng cũng ảnh hưởng đến bạn. Mô tả cảm xúc có liên quan đến sự việc và chứng minh bạn quan tâm đến vấn đề đó.
  • Bước cuối cùng, là nói về phương án mà bạn đã xử lý vấn đề và tiếp tục tiến lên: Thảo luận cách thức mà bạn xử lý nguyên nhân gốc rễ sẽ chứng minh sự thay đổi và cải thiện. Điều này, sẽ giúp bạn tìm kiếm được khách hàng tiềm năng và giữ cho khách hàng quay trở lại.

Tổng kết

1. Việc thừa nhận Khủng hoảng cho thấy rằng bạn là người có trách nhiệm, đồng thời giới hạn lại những tổn thất cho Thương hiệu.

2. Bạn nên kể câu chuyện một cách Trung Thực và Đặc Biệt, mà không đổ lỗi.

3. Mô tả cảm xúc của bạn vaf những bước cụ thể để xử lý vấn đề để vượt qua khủng hoảng